Học du lịch - khách sạn: Đón đầu cơ hội mới

Theo dự kiến, thị trường nhân lực cho ngành này sẽ không ngừng nóng lên từ nay đến năm 2020 khi mỗi năm TPHCM cần khoảng 21.600 lao động khối ngành dịch vụ (khoảng 8% tổng nhu cầu).

Cơ hội mở ra từ sự phát triển

Trong khoảng 10 năm gần đây, ngành Du lịch & Khách sạn (gọi tắt là ngành Du lịch) ở TP HCM liên tục phát triển ấn tượng, đặc biệt là sau khi thành phố triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa (2014 – 2015). Những tháng đầu năm 2015, nhu cầu nhân lực ngành Du lịch tăng đến hơn 40% so với tháng 12-2014, chiếm gần 8,6% trong tổng số nhu cầu tuyển dụng ở TPHCM.

Theo dự kiến, thị trường nhân lực cho ngành này sẽ không ngừng nóng lên từ nay đến năm 2020 khi mỗi năm TPHCM cần khoảng 21.600 lao động khối ngành dịch vụ (khoảng 8% tổng nhu cầu). Đây cũng được đánh giá là ngành có nhu cầu lao động cao nhất trong 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ trọng điểm tại TPHCM (giai đoạn 2015 - 2020) và cũng là nhóm ngành có lượng nhu cầu nhân sự gấp 2, 3 lần so với các ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin… (Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, Báo SGGP online)

Thách thức từ chất lượng nhân lực

Nếu như vấn đề khan hiếm nguồn nhân lực ngành Du lịch vẫn chưa được giải quyết, thì các nhà tuyển dụng ngành này còn gặp khó khăn không nhỏ khi chất lượng đào tạo và trình độ của các ứng viên chưa thể đáp ứng nhu cầu hội nhập ở cả hai mặt ngoại ngữ và chuyên môn.

Khi kinh tế nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đang phấn đấu hội nhập khu vực và thế giới, ngoại ngữ trở thành công cụ làm việc cần thiết và là tiêu chí tuyển dụng nhân sự bắt buộc trong ngành này. Tuy nhiên theo thống kê của một số công ty du lịch, có đến 30% - 45% hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn viên và 70% - 85% nhân viên lễ tân nhà hàng khách sạn không đạt chuẩn về ngoại ngữ. Nhiều nhân viên và thậm chí quản lí nhà hàng ở các điểm du lịch không thể giao tiếp tiếng Anh với khách du lịch hay gặp khó khăn trong việc liên kết với các đối tác nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động của đơn vị mình. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng dịch vụ du lịch mà còn làm mất nhiều cơ hội phát triển của ngành du lịch nước nhà. Do vậy, nhiều đơn vị khi tuyển dụng đã đưa ngoại ngữ trở thành tiêu chí hàng đầu để xét tuyển ứng viên, tạo ra xu hướng mới về đào tạo nhân sự ngành Du lịch trong thời kì hội nhập.

Ngoài sự yếu kém về ngoại ngữ thì việc thiếu kiến thức chuyên môn cũng như những kĩ năng thực tế cũng làm giảm chất lượng nhân lực ngành Du lịch. Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch), mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động, trong khi lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm (chỉ 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên). Nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được tốt nghiệp các hệ đào tạo chính quy ở các trường đại học, cao đẳng... nhưng khi bắt đầu làm việc lại bộc lộ quá nhiều yếu kém và buộc các hãng lữ hành phải đào tạo lại hay đào tạo bổ sung về ngoại ngữ và kỹ năng. Ngay tại TPHCM, chương trình đào tạo của nhiều trường chính quy còn mang nặng lý thuyết, chưa chú trọng vào thực hành và đào tạo một số kỹ năng cần thiết cho việc đi làm sau này. Thực tế, nhân lực ngành du lịch phải được học từ thực tế để biết cách tổ chức, xử lý tình huống, thông thuộc địa bàn du lịch,… Riêng về mảng quản trị, việc đào tạo gắn liền với thực hành kết hợp nâng cao kỹ năng chuyên nghiệp là điều kiện cần để người học sau này có thể quản lý chuỗi nhà hàng – khách sạn một cách hiệu quả cũng như thăng tiến hơn trong công việc.

Giải bài toán nhân lực ngành Du lịch

Trước thách thức này, trường Đại học Ngoại thương mở rộng chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngành Quản trị Du Lịch – Khách Sạn do trường Đại học Nam Hoa (NHU, Đài Loan) cấp bằng.  Ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hòa nhập tốt nhất, nhanh nhất với môi trường làm việc sau này với 2 nhóm nội dung kiến thức toàn diện gồm:

- Kiến thức về Quản trị kinh tế (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo…): nguồn nhân lực chất lượng cao phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; phải có tâm trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo; phải có tầm nhìn xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ. 

- Kiến thức chuyên nghiệp về du lịch – khách sạn – nhà hàng (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp, pha chế, bartender…): đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp... và một yêu cầu tối quan trọng trong phục vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành.

Chương trình đào tạo hiện đại và đạt chuẩn quốc tế sẽ cho các bạn sinh viên hành trang vững chắc để thành công trong công việc, đồng thời góp phần giải bài toán về chất lượng – số lượng nhân lực ngành Du lịch hiện nay ở TP HCM từ Năng lực lãnh đạo, kỹ năng chuyên môn và cả lợi thế về ngoại ngữ.

Đăng ký nhận thông tin tư vấn ngành Quản trị Du lịch - Khách sạn: http://bit.ly/FTU-daotaoquocte

Tags:

Comment