Login
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Mục tiêu chung
Trang bị cho học viên những kiến thức cập nhật về Pháp luật Lao động hiện hành của Việt Nam, bao gồm các nội dung cơ bản về hợp đồng lao động, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và trợ cấp lao động, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, dựa trên cơ sở Bộ luật Lao động hiện hành của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi tham dự chương trình đào tạo, học viên có được những kiến thức và kỹ năng sau:
- Nắm bắt các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện các loại hợp đồng lao động; chế độ tiền lương và trợ cấp, bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế (nhà nước, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài); các dạng tranh chấp lao động và quy định về giải quyết tranh chấp lao động hiện hành của Việt Nam;
- Đọc hiểu và nắm bắt nội dung các loại hợp đồng lao động để ký kết theo hướng đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động; cách tính toán tiền lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế;
- Giải quyết tranh chấp lao động có hiệu quả theo đúng quy định hiện hành của pháp luật lao động Việt Nam và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
II. THỜI LƯỢNG ĐÀO TẠO
- Khóa đào tạo bao gồm 16 tiết, 4 tiết/ buổi (giải lao giữa giờ 15 phút)
+ Sáng: 8h30 – 12h
+ Chiều: 13h30 – 17h
- Thời gian học: Các tối Thứ Hai, Tư, Sáu; Thứ Ba, Năm, Bảy hoặc Thứ Bảy, Chủ Nhật
III. KIỂM TRA VÀ CẤP CHỨNG CHỈ
- Các học viên sau khi kết thúc chương trình sẽ được làm bài thực hành và đạt kết quả từ 50% trở lên sẽ được cấp chứng chỉ đã tham gia chương trình đào tạo Luật Lao động và giải quyết tranh chấp..
IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Bài trình bày của giảng viên (dạng powerpoint);
- Một số biểu mẫu về hợp đồng lao động;
- Bộ luật Lao động Việt Nam năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động các năm 2002, 2006 và 2007;
- Một số văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và trợ cấp cho người lao động.
V. NỘI DUNG ĐÀO TẠO
BUỔI | NỘI DUNG | DIỄN GIẢI |
1 | Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hợp đồng lao động, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và trợ cấp lao động tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế | Kiến thức cơ bản về hợp đồng lao động, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và trợ cấp lao động trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành; |
2 | Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và trợ cấp lao động tại các doanh nghiệp | Kỹ năng đọc hiểu và nắm bắt nội dung các loại hợp đồng lao động (theo mẫu) phục vụ ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động, cách tính toán tiền lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội cho người lao động. |
3 | Nhận diện các loại tranh chấp lao động để giải quyết | Người học được trang bị kỹ năng nhận diện và giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp (bao gồm tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, đình công và giải quyết đình công); |
4 | Giải quyết tranh chấp về lao động | Trao đổi, hỏi – đáp. |