Luật Thương mại và giải quyết tranh chấp

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Mục tiêu chung

Trang bị cho học viên những kiến thức cập nhật về pháp luật thương mại hiện hành của Việt Nam, bao gồm các vấn đề pháp lý cơ bản về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, các hoạt động thương mại cụ thể, chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại, dựa trên cơ sở Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi tham dự chương trình đào tạo, học viên có được những kiến thức và kỹ năng sau:

- Nắm bắt và vận dụng được các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để làm tốt việc ký kết và thực hiện các loại hợp đồng mua bán hàng hóa (trong nước và quốc tế), hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng xúc tiến thương mại, các hợp đồng liên quan đến những hoạt động thương mại cụ thể (nhượng quyền thương mại, logistics, ủy thác mua bán hàng hóa, giám định hàng hóa,...);

- Nắm bắt các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về 6 loại chế tài trong thương mại để vận dụng khi ký kết và thực hiện các loại hợp đồng thương mại;

- Vận dụng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong thương mại để giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh từ các loại hợp đồng thương mại cụ thể của doanh nghiệp.

 

II. KIỂM TRA VÀ CẤP CHỨNG CHỈ

- Các học viên sau khi kết thúc chương trình sẽ được làm bài thực hành và đạt kết quả từ 50% trở lên sẽ được cấp chứng chỉ đã tham gia chương trình đào tạo Luật Thương mại và giải quyết tranh chấp.

 

III. TÀI LIỆU HỌC TẬP

- Bài trình bày của giảng viên (dạng powerpoint);

- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005;

- Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế;

- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP;

- Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004;

- Luật Trọng tài Thương mại năm 2010;

- VCCI & Danida (2007), Các quyết định Trọng tài quốc tế chọn lọc, NXB Tư pháp.

- Một số mẫu hợp đồng thương mại cụ thể (mua bán hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ, nhượng quyền thương mại,…).

 

IV. NỘI DUNG ĐÀO TẠO

BUỔI NỘI DUNG DIỄN GIẢI
1 Luật Thương mại 2005: những tiến bộ so với Luật Thương mại 1997 và những khác biệt so với Công ước Viên 1980.

- Giới thiệu về Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành: lý do ra đời, phạm vi và đối tượng áp dụng, các quy định cơ bản;

- Chỉ ra những điểm tiến bộ của Luật Thương mại 2005 so với Luật Thương mại 1997;

- Chỉ ra những điểm khác biệt giữa Luật Thương mại 2005 và Công ước Viện 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (có 78 quốc gia thành viên và được áp dụng rộng rãi).

2 Quy định của Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hóa trong nước và vận dụng đối với doanh nghiệp. - Nêu và phân tích các quy định của Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế (quyền và nghĩa vụ các bên, các điều khoản trong hợp đồng, mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa, đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng quốc tế,…);
3 Quy định của Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hóa quốc tế (xuất nhập khẩu) và vận dụng đối với doanh nghiệp. - Hướng dẫn cách vận dụng quy định về mua bán hàng hóa tại các doanh nghiệp;
4 Quy định của Luật Thương mại 2005 về cung ứng dịch vụ và vận dụng đối với doanh nghiệp. - Nêu và phân tích các quy định của Luật Thương mại 2005 về hoạt động cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại (quyền và nghĩa vụ các bên, các điều khoản trong hợp đồng,…), về một số hoạt động thương mại cụ thể (nhượng quyền thương mại, logistics, ủy thác mua bán hàng hóa, giám định hàng hóa,…), về 6 chế tài trong thương mại (buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng);
5 Quy định của Luật Thương mại 2005 về hoạt động xúc tiến thương mại và vận dụng đối với doanh nghiệp. - Hướng dẫn cách vận dụng quy định nêu trên tại các doanh nghiệp;
6 Quy định của Luật Thương mại 2005 về một số hoạt động thương mại cụ thể và vận dụng đối với doanh nghiệp. - Hướng dẫn cách vận dụng quy định nêu trên tại các doanh nghiệp;
7 Quy định của Luật Thương mại 2005 về 6 chế tài trong thương mại và vận dụng đối với doanh nghiệp. - Hướng dẫn cách vận dụng quy định nêu trên tại các doanh nghiệp;
8 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại bằng hình thức thương lượng giữa các bên và hòa giải.

Hướng dẫn doanh nghiệp cách phòng ngừa các tranh chấp xảy ra;

- Nêu và phân tích ưu, nhược điểm của từng hình thức giải quyết tranh chấp, từ đó hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp;

9 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại bằng hình thức khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài. - Hướng dẫn doanh nghiệp thủ tục cần thực hiện khi lựa chọn từng hình thức giải quyết tranh chấp.

 

V. LIÊN HỆ

Tùy theo nhu cầu và mục tiêu của Quý đơn vị, các khóa học sẽ được thiết kế lại cho phù hợp. Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm Tư vấn Thương mại Quốc tế - trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TP.HCM

Địa chỉ: Phòng 103, Dãy nhà A, Số 15, Đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline:

Ms Thúy Vy: 0938 117 109

Ms Ngọc Khen: 0909 323 628

Email: iccc.training@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/Iccc.ftu2

 

Bình luận