Đăng nhập
-
Chuyên ngành QUẢN TRỊ NHÂN SỰ - Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế
14/02/2021 -
Chuyên ngành TÀI CHÍNH - Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế
14/02/2021 -
Chuyên ngành MARKETING - Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế
13/02/2021 -
Thông báo tuyển sinh Chương trình Cử nhân Kinh doanh & Thương mại Quốc tế (Bachelor of International Business and Trade)
01/02/2021 -
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE
27/03/2020
BẠN CÓ TRUNG TÍN KHÔNG?
Chào các bạn,
Bạn có bao giờ tự hỏi: “Mình có trung tín đối với mọi người quanh mình không?”
Mặc dù đây là một câu hỏi chủ quan, và câu trả lời chủ quan cho câu hỏi chủ quan của mình thì thường là rất khoe khoang — “Đương nhiên là tôi rất trung tín. Tôi mà không trung tín thì ai trung tín nữa” – nhưng chúng ta cũng nên tự xét lại mình một cách cẩn thận để tìm cách hoàn thiện mình.
Trung tín, dịch sang tiếng Anh cho gọn ghẽ là trustworthy, tức là đáng tin. Nhưng phân tích kỹ thì, trung tín là trung thành và tin tưởng. Tức là, người đáng tin là người có lòng trung thành và đáng tin tưởng.
Đáng tin tưởng (trustworthy, trustable) là người:
– Nếu đã nói là nói sự thật đến mức cho phép. Có nhiều sự thật bạn không được quyền nói, như là bí mật thương mãi của công ty. Cho nên ta nói “đến mức cho phép”.
– Không nói sai sự thật, hay nói kiểu cố tình làm người ta hiểu lầm (misleading talk).
– Luôn giữ lời hứa. Không hứa lèo, tức là hứa mà không thực hành đúng lời hứa.
– Đã làm gì thì phải theo đuổi nếu không đến cùng thì cũng phải khá lâu. Nếu nói lập CLB tiếng Anh mà chỉ 5 tuần sau là dẹp, thì lời nói không đáng tin.
– Nếu nói rồi mà có thông tin mới cho biết lời mình nói là sai, thì phải cập nhật thông tin cho các người nghe, chỉnh lời mình lại.
– Làm việc gì thì cũng làm kỹ càng, cẩn thận, chất lượng công việc tốt.
– Nói chung, người đáng tin tưởng là người mà cả lời nói và công việc đều đáng tin.
Người trung thành (loyal) là người không phản bội.
– Không đâm sau lưng (nói xấu) bạn, thầy, đồng môn, sếp, người yêu, vợ chồng… dù là lời nói của mình được mình xem là sự thật hay tưởng tượng của chính mình hay ai đó.
– Bảo vệ bạn, thầy, đồng môn, sếp, người yêu, vợ chồng… dù ai đúng ai sai, dù mình có bất đồng ý kiến, dù mình có tức giận đến đâu.
– Nếu không thích sếp, chẳng hạn, thì tìm nơi khác làm việc, và không nói xấu về sếp. Đó là chữ trung tối thiểu. Nếu đã phải ly dị, thì đừng nói xấu về vợ/chồng cũ, đó là trung thành tối thiểu.
– Khi bạn, thầy, đồng môn, sếp, người yêu, vợ chồng… bị thiên hạ tấn công, thì mình đứng lên bảo vệ trong mọi cách có thể. Và hỗ trợ nhau bằng mọi cách có thể, đặc biệt là cầu nguyện cho nhau. Chạy theo thiên hạ chống lại người của mình là bất trung. Đứng trung lập (đứng giữa) khi người của mình bị tấn công là bất trung. Dù người của mình đúng hay sai, mình đều có nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ.
Các bạn, người trung tín là người đáng tin tưởng và trung thành như vậy đó.
Nếu các bạn không là người trung tín, con đường công danh sự nghiệp của các bạn sẽ chẳng lên được, vì bạn chẳng có ai thực sự bên bạn. “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn”. (Luke 16:10).
Chúc các bạn luôn trung tín.
Mến,
Trần Đình Hoành.
CÁCH XÂY DỰNG LÒNG TIN (BUILDING TRUST)
Nhắc đến lòng tin, trước tiên phải nói đến lòng tin của chính bạn vào bản thân mình, "Liệu bạn có tin vào chính mình?", tiếp đó mới đề cập đến sự tin tưởng của mọi người dành cho bạn, "Liệu bạn có là một người mà người khác có thể tin tưởng được?". Trong cuốn sách Tốc độ của niềm tin (Speed of Trust), Stephen. M. R. Covey đã thể hiện Tốc độ của niềm tin như những sóng gợn trong hồ nước, bắt đầu từ bên trong mỗi con người chúng ta, rồi lan sang các mối quan hệ của chúng ta, các tổ chức nơi chúng ta hoạt động, các mối quan hệ trên thương trường và cuối cùng tỏa ra khắp nơi trên thế giới. Để xây dựng lòng tin, cần dựa trên cơ sở phát triển 4 điều cốt lõi của sự trung tín (4 Core of Creditity) và rèn luyện 13 hành vi dưới đây:
4 điều cốt lõi của sự trung tín (4 Cores of Credibility):
Điều cốt lõi thứ nhất: Sự chính trực (Integrity)
Khi một ai đó quyết định có nên đặt niềm tin vào bạn hay không, sự chính trực của bạn là điều đầu tiên mà hầu hết mọi người nghĩ đến. Về căn bản, "chính trực" được hiểu là "thật thà". Tuy nhiên, đây là khái niệm rộng hơn "thật thà". Chính trực bao gồm:
- Thật thà: không nói dối, không bóp méo sự thật, để lại được ấn tượng tốt trong lòng mọi người.
- Nhất quán: đồng nhất trong lời nói và hành động của bạn, bên trong và bên ngoài con người bạn.
- Khiêm nhường: một con người khiêm nhường sẽ quan tâm điều gì đúng thay vì ai là người nói đúng, hành động dựa trên những ý tưởng hay thay vì bản thân phải đề xuất những ý tưởng hay, theo đuổi những chân lý mới thay vì bảo hủ bảo vệ những điều lỗi thời, tập trung vào những đóng góp hữu ích thay vì chú trọng bản thân có được công nhận bởi những thứ mình làm hay không.
- Can đảm: cam đảm làm những điều đúng đăn ngay cả khi gặp khó khăn và cản trở.
- Cởi mở: sự cởi mở sẽ giúp kích thích sự trung tin và niềm tin, một tư duy khép kín sẽ nuôi dưỡng sự nghi ngờ và ngờ vực.
Một khi bạn đánh mất sự chính trực, cũng chính là lúc bạn đánh mất niềm tin của người khác và chính bạn vào bản thân mình.
Điều cốt lõi thứ 2: Mục đích (Intent)
Niềm tin càng vững chắc khi những người xung quanh nhìn thấy bạn có mục đích làm việc minh bạch, chân chính và dựa trên lợi ích chung của tập thể. Hay nói cách khác, khi làm một việc gì đó, bạn không chỉ quan tâm cho bản thân, mà còn cho những người mà bạn tương tác. Nếu bạn không thể hiện một mục đích rõ ràng thì mọi lời nói và hành vi của bạn đều có thể bị nghi ngờ, mọi người có thể nghĩ bạn đang tư lợi cá nhân và không còn tin tưởng bạn nữa.
Điều cốt lõi thứ 3: Năng lực (Capacities)
Tiếp theo, sự tin tưởng của người khác còn phụ thuộc vào năng lực của bạn. Năng lực của bạn được thể hiện qua thái độ, tài năng, kỹ năng, kiến thức và phong cách của bạn. Đó là những phương tiện được bạn sử dụng để đạt được kết quả. VD: Một bác sĩ có thể có sự chính trực và động cơ tốt, nhưng nếu ông ta không được đào tạo và có kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chính (khám bệnh, phẫu thuật,...) thì ông sẽ khó gây dựng được sự uy tín ở khu vực đó.
Điều cốt lõi thứ 4: Kết quả (Results)
Cuối cùng, sự thể hiện trong quá trình làm việc, hiệu suất làm việc và kết quả bạn đạt được góp phần không nhỏ vào việc xây dựng niềm tin nơi mọi người. Nếu bạn không hoàn thành tốt những gì bạn đã đặt ra, nó sẽ làm giảm uy tín của bạn. Ngược lại, khi bạn đạt được những kết quả bạn đã hứa, bạn sẽ xây dựng được một thương hiệu tốt cho bản thân mình trong mắt mọi người và sự uy tín của bạn càng được củng cố.
13 hành vi xây dựng lòng tin nơi mọi người:
Trong mọi trường hợp, những điều bạn làm sẽ có tác động mạnh mẽ gấp nghìn lần so với những điều bạn nói. Covey đã đề cập đến 13 hành vi cần rèn luyện để cá nhân xây dựng lòng tin và tạo ra một môi trường đầy sự tin tưởng.
Hãy trung thực, nói sự thật. Thể hiện sự chính trực một cách đồng nhất trong lời nói và hành động. Không được lợi dụng người khác hoặc bóp méo sự thật. Đừng để lại ấn tượng xấu cho mọi người.
Thực sự quan tâm và yêu quý mọi người. Tôn trọng phẩm giá và vai trò của mỗi người. Hãy đối xử với tất cả mọi người bằng sự tôn trọng, dù những người không thể làm bất cứ điều gì cho bạn. Thể hiện sự tử tế trong những điều nhỏ nhặt nhất. Và tất cả những điều trên xuất phát từ sự chân thành chứ không phải cố gắng giả tạo.
Kể lại mọi việc một cách chân thực và nguyên gốc. Khi một việc mình nói chưa đúng sự thật, hãy cởi mở và chân thực điều chỉnh lại nó. Lời nói và hành động trên nguyên tắc "Những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được", đừng che giấu thông tin.
Làm lại điều đúng khi bạn đã sai, xin lỗi một cách chân thành và nhanh chóng sửa sai. Không chối bỏ hoặc biện minh cho những sai lầm, để hợp lý hóa hành vi sai trái, hoặc không thừa nhận sai lầm cho đến khi bạn buộc phải làm như vậy.
Ghi nhận những đóng góp của những người khác. Nói chuyện về họ như họ đang có mặt. Đừng xấu miệng người khác sau lưng của họ. Không tiết lộ thông tin cá nhân của người khác.
Ttung thực theo dõi kết quả của bản thân. Nhận những điều phải làm. Hoàn thành nhiệm vụ của bản. Sử dụng hiệu quả về tài chính và hiệu suất về thời gian. Không trễ nải công việc. Không biện hộ cho sự thiếu hiệu quả của mình.
Liên tục phát triển và tăng khả năng của bạn. Hãy là một người học liên tục. ừng cho rằng tri thức ngày nay và kỹ năng sẽ là đủ cho những thách thức của ngày mai. Ghi nhận nhận xét của mọi người xung quanh dành cho bạn. Hành động trên thông tin phản hồi bạn nhận được. Cảm ơn mọi người cho ý kiến phản hồi.
Trước một vấn đề, mọi người nên cùng nhau đối diện thực tế, đi thẳng vào vấn đề đó, xem xét cả về mặt xấu và mặt tốt và đề ra giải pháp. Tuyệt đối không né tránh vấn đề. Khi mọi người cùng nhau giải quyết vấn đề, bạn sẽ tạo được điều kiện tương tác, tổng hợp được sức mạnh của người khác và nhanh chóng đi đến kết quả. Thay vì bạn phải vật lộn vấn đề khó khăn riêng mình và vẽ ra bức tranh màu hồng cho người khác.
Khi làm một công việc gì đó, người khác cần được biết về kết quả kỳ vọng là gì. Vì vậy, trước khi cùng mọi người thực hiện một nhiệm vụ, bạn cần trình bày về kỳ vọng một cách rõ ràng.
Trách nhiệm với công việc của mình. Làm hết sức mình nhiệm vụ được giao, khi gặp khó khăn hãy tìm cách giải quyết thay vì đổ lỗi hoặc biện minh.
Nghe trước khi nói. Nghe bằng tai và mắt của bạn và trái tim. Thấu hiểu ngọn ngành. Tìm ra những gì quan trọng nhất đối với những người bạn đang làm việc cùng để có thể tìm giải pháp giúp đỡ.
Nói những gì bạn sẽ làm, sau đó làm những gì bạn nói.
Mở rộng lòng tin đối với người khác. Mọi người đều có quyền được tin cậy, muốn được tin cậy và sẽ làm tốt khi niềm tin mở rộng cho họ. Sự giả mạo về việc mở rộng niềm tin gồm có: hành động như bạn tin người khác nhưng thực sự bạn không hề như vậy và giao cho người khác nhiệm vụ nhưng không hề cung cấp quyền và nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ đó.
Liên hệ
Ban Điều hành Dự án Kết nối sinh viên Ngoại thương
Phòng 103 dãy nhà A, Đại học Ngoại thương TP. HCM
Hotline: 0982 971 379 (Ms.Thu) | 0166 873 7677 (Ms.Trang)
Website: www.icccftu.vn | Facebook: ketnoisinhvienngoaithuong