Đăng nhập
-
Chuyên ngành QUẢN TRỊ NHÂN SỰ - Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế
14/02/2021 -
Chuyên ngành TÀI CHÍNH - Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế
14/02/2021 -
Chuyên ngành MARKETING - Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế
13/02/2021 -
Thông báo tuyển sinh Chương trình Cử nhân Kinh doanh & Thương mại Quốc tế (Bachelor of International Business and Trade)
01/02/2021 -
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE
27/03/2020
Những cuộc khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước có thể cuốn trôi mọi doanh nghiệp không phân biệt đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Đây là một thách thức lớn mà những người nắm giữ trong tay quyền điều hành doanh nghiệp cần phải đối mặt. Hậu quả của nó là cực kỳ nghiêm trọng như: hoạt động kinh doanh trì trệ, nguy cơ vỡ nợ, có thể dẫn đến phá sản…nếu như hệ thống điều hành không đủ vững chắc.
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập Quốc tế và Toàn cầu hóa nền kinh tế đang được đẩy mạnh, ví dụ như việc Đông Nam Á đang được nhìn nhận là khu vực phát triển, tiềm năng nhất trong thời gian tới hay Việt Nam sắp gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ký kết Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP),…sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
Đối diện với những cơ hội và thách thức đó, không chỉ riêng doanh nghiệp Việt mà cả doanh nghiệp nước ngoài, nhu cầu về một nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược xa và rộng, với nhiều kinh nghiệm, có nền tảng kiến thức tốt để có thể giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả và năng suất thì ngày càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
Với vai trò là người đưa ra những quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp, những nhà quản trị là những nguồn nhân lực cực kỳ quý giá trong việc xác định và quản lý rủi ro, chiến lược kinh doanh nhằm giúp cho doanh nghiệp hoạch định được chính sách, đối đầu trước những nguy cơ tiềm ẩn trên thị trường.
Các doanh nghiệp hiện nay đang tìm kiếm những nhà quản trị, đặc biệt là những nhà quản trị tài chính (CFO) thực sự giỏi để góp phần vào việc phát triển kinh doanh, sử dụng khả năng phân tích để dự đoán, xử lý các rủi ro và định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy nguồn nhân lực cấp cao ở vị trí này luôn trong tình trạng khan hiếm. Tuy nhiên, mặc dù cơ hội nhân sự về Quản trị tài chính khá rộng mở nhưng chất lượng đội ngũ quản lý qua các năm ngày càng được yêu cầu cao hơn. Trong thời điểm hiện tại, các nhà quản trị phải duy trì và cân đối những vai trò khác nhau. Ngoài việc nắm trong tay quyền quản lí sổ sách, tài chính của doanh nghiệp, người quản lí còn phải phân tích và nhận định cơ hội đầu tư, đảm bảo duy trì được tình phát triển của doanh nghiệp và đặc biệt là không thể thiếu kỹ năng giao tiếp, thông tin, một kỹ năng cực kỳ thiếu sót của các CFO trước đây. Với vai trò chủ chốt trong việc thấu hiểu và phát triển các mô hình kinh doanh, dự báo kết quả và xu hướng kinh tế trong những năm tới, có thể nói các nhà quản trị tài chính là “trái tim” của doanh nghiệp, nhất là trong tình hình còn nhiều khó khăn và rủi ro như hiện nay.
Vì vậy những người lãnh đạo tương lai, ngay từ bây giờ cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết; bồi dưỡng kinh nghiệm qua những môi trường đào tạo chất lượng tốt, đặc biệt là môi trường quốc tế để tăng khả năng quan sát, hoạch định kế hoạch và luyện tập tư duy chiến lược.