Đăng nhập
-
Chuyên ngành QUẢN TRỊ NHÂN SỰ - Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế
14/02/2021 -
Chuyên ngành TÀI CHÍNH - Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế
14/02/2021 -
Chuyên ngành MARKETING - Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế
13/02/2021 -
Thông báo tuyển sinh Chương trình Cử nhân Kinh doanh & Thương mại Quốc tế (Bachelor of International Business and Trade)
01/02/2021 -
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE
27/03/2020
PHÚT 1: Tóm Tắt Incoterms:
Đầu tiên mình sẽ tóm tắt vài điều về Incoterms để các bạn dễ theo dõi nhé:
- + Incoterms là Điều kiện thương mại quốc tế dùng để phân chia CHI PHÍ và RỦI RO giữa người bán và người mua trong việc vận tải hàng hóa;
- + Incoterms có nhiều phiên bản, Incoterms 2010 đang được sử dụng phổ biến nhất;
- + Incoterms 2010 có 11 điều kiện để người bán và người mua sử dụng trong các trường hợp khác nhau;
- + Tên tiếng Việt của các điều kiện Incoterms 2010 chỉ dựa trên việc dịch thuật tên tiếng Anh, không phản ánh hoàn toàn nội dung của mỗi điều kiện. Bạn không nên bám sát vào tên điều kiện khi nghiên cứu Incoterms.
PHÚT 2: Cơ Bản Về Incoterms:
Để dễ hiểu ta bắt đầu như sau: Khi bạn định nhập khẩu 1 lô hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, lô hàng đi qua 3 chặng đường:
- + Chặng 1: Từ nhà máy của người sản xuất ra đến cảng xuất khẩu, chi phí vận tải phát sinh tại đây tạm gọi là f1, tiền thuế xuất khẩu phát sinh tạm gọi là X
- + Chặng 2: Từ cảng xuất khẩu về cảng nhập khẩu (ví dụ: từ cảng Shanghai về cảng Hải Phòng), chi phí vận tải phát sinh tại đây tạm gọi là F, chi phí bảo hiểm phát sinh tại đây tạm gọi là I
- + Chặng 3: Từ cảng nhập khẩu về nhà kho của người nhập khẩu, chi phí vận tải phát sinh tại đây tạm gọi là f2, tiền thuế nhập khẩu phát sinh tạm gọi là N, tiền thuế giá trị gia tăng phát sinh tạm gọi là VAT
PHÚT 3: EXW Là Gì?
Nếu bên bán muốn xuất khẩu nhưng không đủ khả năng làm bất cứ việc gì liên quan đến lô hàng như: thủ tục hải quan, vận tải, mua bảo hiểm… ) do mới thành lập hoặc thiếu kinh nghiệm xuất khẩu thì nên đề nghị ký hợp đồng theo điều kiện EXW (Ex-work: Giao tại xưởng).
Với điều kiện này bên bán chỉ cần đặt hàng tại nhà xưởng của mình, bên mua sẽ trả tiền hàng (giá trị Invoice – INV) và cho người đến mang hàng đi.
– Xét về Chi phí: EXW yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả thuế xuất khẩu (nếu có): X;
- + Trả tiền cho công ty vận tải: f1+ F + f2;
- + Trả tiền cho công ty bảo hiểm (nếu mua bảo hiểm): I;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT.
– Xét về Rủi ro: EXW yêu cầu bên mua chịu mọi RỦI RO về lô hàng từ khi nhận hàng tại nhà xưởng của bên bán.
PHÚT 4: FCA Là Gì?
Nếu bên bán có khả năng làm thủ tục hải quan xuất khẩu, để thuận tiện bên bán nên nhận làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh là thuế xuất khẩu X) và đề nghị ký hợp đồng theo điều kiện FCA (Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở).
Bên bán thường dự tính trước tiền thuế xuất khẩu phải nộp và tính vào tiền hành phải thu bên mua.
– Xét về Chi phí: FCA yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả tiền cho công ty vận tải: f1+ F + f2;
- + Trả tiền cho công ty bảo hiểm (nếu mua bảo hiểm): I;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT.
– Xét về Rủi ro: FCA yêu cầu bên mua chịu mọi rủi ro từ thời điểm nhận hàng (tại nhà xưởng của bên bán hoặc tại 1 địa điểm trong nội địa nước xuất khẩu)
PHÚT 5: FAS Là Gì?
Nếu bên bán có thêm khả năng đưa hàng ra cầu tàu tại cảng xuất khẩu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí và rủi ro phát sinh phát sinh, tính trước các chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện FAS (Free Alongside Ship- Giao dọc mạn tàu).
– Xét về Chi phí: FAS yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả tiền cho công ty vận tải: F + f2 (bao gồm cả chi phí bốc hàng lên boong tàu);
- + Trả tiền cho công ty bảo hiểm (nếu mua bảo hiểm): I;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT.
– Xét về Rủi ro: FAS yêu cầu bên mua chịu mọi rủi ro từ khi hàng hóa được đặt an toàn trên cầu tàu tại cảng xuất khẩu.
PHÚT 6: FOB Là Gì?
Nếu bên bán có thêm khả năng đưa hàng lên boong tàu an toàn tại cảng xuất khẩu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí và rủi ro phát sinh, tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện FOB (Free on board – Giao trên boong tàu).
– Xét về Chi phí: FOB yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả tiền cho công ty vận tải: F + f2 (KHÔNG bao gồm cả chi phí bốc hàng lên boong tàu);
- + Trả tiền cho công ty bảo hiểm (nếu mua bảo hiểm): I;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT.
– Xét về Rủi ro: FOB yêu cầu bên mua chịu mọi rủi ro từ khi hàng hóa được đặt an toàn trên boong tàu tại cảng xuất khẩu.
PHÚT 7: CFR Là Gì?
Nếu bên bán có thêm khả năng thuê tàu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh để thuê tàu đưa hàng tới cảng nhập khẩu, tính trước chi phí này vào tiền hàng – không chịu rủi ro phát sinh) và ký hợp đồng theo điều kiện CFR (Cost and Freight – Tiền hàng và Cước phí).
– Xét về Chi phí: CFR yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV
- + Trả tiền cho công ty bảo hiểm (nếu mua bảo hiểm): I
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT
- + Trả tiền cho công ty vận tải: f2
– Xét về Rủi ro: CFR yêu cầu bên mua chịu mọi rủi ro từ khi hàng hóa được đặt an toàn trên boong tàu tại cảng xuất khẩu (giống điều kiện FOB).
PHÚT 8: CIF Là Gì?
Nếu bên bán có thêm khả năng mua bảo hiểm cho lô hàng khi hàng được vận tải trên tàu biển, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh để mua bảo hiểm, tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện CIF (Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, phí bảo hiểm và Cước vận tải).
– Xét về Chi phí: CIF yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT;
- + Trả tiền cho công ty vận tải: f2.
– Xét về Rủi ro: CIF yêu cầu bên mua chịu mọi rủi ro từ khi hàng hóa được đặt an toàn trên boong tàu tại cảng xuất khẩu (giống điều kiện FOB và CFR).
PHÚT 9: DAT Là Gì?
Nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm chịu mọi rủi ro liên quan đến lô hàng tới khi hàng cập cảng nhập khẩu, bên bán có thể làm việc này và ký hợp đồng theo điều kiện DAT (Delivered At Terminal – Giao tại bến).
– Xét về Chi phí: DAT yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT;
- + Trả tiền cho công ty vận tải: f2.
– Xét về Rủi ro: DAT yêu cầu bên mua chỉ chịu mọi rủi ro từ khi hàng hóa cập cảng nhập khẩu an toàn.
PHÚT 10: DAP Là Gì?
Nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm đưa hàng về đến kho nhập khẩu của mình, bên bán có thể làm thêm việc này (tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện DAP (Delivered At Place – Giao tại địa điểm).
– Xét về Chi phí: DAP yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT.
– Xét về Rủi ro: DAP yêu cầu bên mua chỉ chịu mọi rủi ro từ khi nhận hàng trên xe chở đến kho nhập khẩu của mình, tự chịu chi phí và rủi ro bốc hàng xuống kho.
PHÚT 11: DDP Là Gì?
Nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng, bên bán có thể làm thêm việc này (tính trước số tiền thuế nhập khẩu … phải nộp này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện DDP (Delivered Duty Paid – Giao đã trả thuế).
– Xét về Chi phí: DDP yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV.
– Xét về Rủi ro: DAP yêu cầu bên mua chỉ chịu mọi rủi ro từ khi nhận hàng trên xe chở đến kho nhập khẩu của mình, tự chịu chi phí và rủi ro bốc hàng xuống kho.
PHÚT 12: CPT Là Gì?
Nếu ban đầu lô hàng dự định đi đường biển theo điều kiện CFR nhưng chuyển sang đi đường hàng không thì sử dụng điều kiện CPT (Carriage Paid To – Cước phí trả tới).
– Xét về Chi phí: CPT yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả tiền cho công ty bảo hiểm (nếu mua bảo hiểm): I;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT;
- + Trả tiền cho công ty vận tải: f2.
– Xét về Rủi ro: CPT yêu cầu bên mua chịu mọi rủi ro từ khi hàng hóa được giao tại sân bay xuất khẩu.
PHÚT 13: CIP Là Gì?
Nếu ban đầu lô hàng dự định đi đường biển theo điều kiện CIF nhưng chuyển sang đi đường hàng không thì sử dụng điều kiện CIP (Carriage & Insurance Paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới).
– Xét về Chi phí: CIP yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT;
- + Trả tiền cho công ty vận tải: f2.
– Xét về Rủi ro: CIP yêu cầu bên mua chịu mọi rủi ro từ khi hàng hóa được giao tại sân bay xuất khẩu (giống CPT).
PHÚT 14: FCA Cho Lô Hàng Đi Bằng Đường Hàng Không
– Xét về Chi phí: FCA yêu cầu bên mua:
- + Trả tiền hàng cho bên bán: INV;
- + Trả tiền cho công ty vận tải: F + f2 (từ sân bay xuất khẩu);
- + Trả tiền cho công ty bảo hiểm (nếu mua bảo hiểm): I;
- + Trả thuế nhập khẩu, thuế VAT nếu có: N + VAT.
– Xét về Rủi ro: FCA yêu cầu bên mua chịu mọi rủi ro từ thời hàng được giao cho hãng vận tải tại sân bay xuất khẩu.
PHÚT 15: Chú Ý
- + FAS, FOB, CFR, CIF chỉ sử dụng khi hàng đi bằng đường biển;
- + Các điều kiện còn lại dùng cho mọi phương tiện vận tải.
Như vậy là đã nghiên cứu xong 11 điều kiện Incoterms 2010 rồi, tùy tình huống cụ thể trong mỗi thương vụ mà bên bán và bên mua sẽ thương lượng để chọn điều kiện có lợi cho mình. Các bạn cần linh hoạt trong cách áp dụng dựa trên các hướng dẫn cơ bản bên trên để có hiệu quả tốt nhất.
(Credit: Công ty Cổ phần Liên minh Phúc Gia)